Cách tạo nền cho bể thuỷ sinh đẹp nhất
Cách tạo nền cho bể thuỷ sinh đẹp nhất
Bạn là một người đam mê cá cảnh và đã chọn được những giống cá yêu thích cho bể thủy sinh của mình. Vậy bước tiếp theo bạn cần quan tâm chính là tạo ra một môi trường sống sinh động cho các chú cá cưng với các cây thuỷ sinh làm nền đẹp. Với các mẹo hay chúng tôi giới thiệu sau đây, bạn hoàn toàn có thể thoả sức sáng tạo để làm cho mình bể thuỷ sinh trở nên lung linh nhất.
Lựa chọn giống cá ưa thích cho bể thủy sinh
Trước khi quyết định nuôi một giống cá cụ thể, bạn nên tìm hiểu về môi trường sống tự nhiên của chúng là gì. Thông thường khi nuôi cá cảnh nước ngọt sẽ có hai loại cá chính: cá cảnh thông thường và cá thủy sinh. Nếu làm bể thuỷ sinh bạn sẽ cần lựa ra những giống cá thủy sinh hiền lành, không gây hại cho cây thủy sinh và chung sống hòa đồng với các loài khác trong bể. Chúng thường là các loài cá cảnh nhỏ như: cá bình tích, cá hà làn, cá ngựa vằn, cá kiếm, hắc quần, cá neon, tam giác, …
Tạo nền cho bể thuỷ sinh
Các loài cây thuỷ sinh làm nền khác nhau sẽ tạo nên các kiểu mỹ quan khác nhau cho lớp thảm của bể. Tuy nhiên, chúng ta cần dựa trên yêu cầu sinh trưởng riêng của từng loài để có những điều chỉnh đặc biệt về ánh sáng, nguồn nước cho thích hợp. Một số loài thuỷ sinh thông dụng gồm có cỏ Ngưu Mao Chiên (Eleocharis Parvula), Trân Châu Cuba (Hemianthus Callitrichoides) và Trân Châu Nhật Bản (Glossostigma Elatinoides).
Cỏ Ngưu Mao Chiên
Nếu bạn muốn tạo nền cho bể thuỷ sinh một cách sống động nhưng không kém phần lạ mắt thì Ngưu Mao Chiên chính là một ý tưởng không tồi. Ngoài ra, loại cỏ cũng này khá dễ chăm sóc. Một bể cá nhiều CO2, độ sáng trung bình cùng nhiệt độ từ 10-27°C và được thay nước hai tuần một lần là điều kiện lý tưởng cho sự sinh trưởng của chúng. Điều duy nhất bạn cần chú ý khi trồng cỏ Ngưu Mao Chiên là phải đảm bảo nguồn nước ổn định, không dao động nhiều để tránh gây hư hại cho lớp lá mỏng. Đơn giản phải không nào!
Cỏ Trân Châu Cuba
Trong khí đó, lớp thảm gầy từ cỏ Trân Châu Cuba với những phiến lá nhỏ li ti sẽ mang đến một vẻ đẹp khác hẳn cho bể cá của bạn. Mặc dù trông chúng có vẻ khá nhỏ bé, cần đến các giá gỗ thuỷ sinh để bám vào và phải mất một khoảng thời gian khá lâu trong điều kiện nhiệt độ từ 18-27°C cho sinh trưởng, Trân Châu Cuba là một loài thuỷ sinh làm nền đẹp, thích hợp với các không gian thanh bình, yên tĩnh.
Cỏ Trân Châu Nhật Bản
Còn nếu bạn yêu thích thử thách thì cỏ Trân Châu Nhật Bản sẽ là một lựa chọn thích hợp với các yêu cầu khắt khe trong chăm sóc, nuôi trồng. Bạn phải luôn đảm bảo cường độ ánh sáng trong bể đạt từ mức trung bình trở lên, nồng độ CO2 cao cũng như nhiệt độ dao động trong khoảng 15-26°C. Tuy vậy, kết quả của quá trình này là bạn sẽ có một bể cá sống động với lớp thảm đẹp miễn chê. Thật đáng cho nỗ lực phải không nào?
Một bể thuỷ sinh được tạo nền từ cỏ Trân Châu Nhật Bản
Chăm sóc sau khi tạo nền
Dĩ nhiên bạn luôn muốn một lớp thảm nền đẹp nhất có thể sau quá trình bỏ ra công sức cùng tâm huyết. Vì vậy, hãy nhớ là bạn luôn có thể trồng nhiều loại cây thuỷ sinh làm đẹp khác nhau trong cùng một bể cá để giúp bể trông sinh động và lôi cuốn hơn. Kết hợp 3 loại cây thủy sinh là cách mà nhiều người chơi thủy sinh hay làm. Thường xuyên kiểm tra điều kiện nguồn nước cùng màu sắc của thảm để có kế hoạch chăm sóc và đạt được kết quả tốt nhất bạn nhé.
Lời kết
Nếu ngay từ đầu bạn đã có ý định sẽ tạo nền cho bể thuỷ sinh của mình với nhiều loại cỏ khác nhau thì việc phân chia không gian hợp lý là rất cần thiết. Ngoài ra, bạn cũng cần lựa chọn một chế độ chăm bón dinh dưỡng phù hợp cho thảm cỏ của mình với CO2 và bộ lọc bể cá phù hợp. Chúc các bạn thành công với những mẹo hay về kỹ thuật làm nền cho bể thuỷ sinh mà chúng tôi đã chia sẻ trên đây nhé!
Không có nhận xét nào