Danh mục các loại cây thủy sinh trồng trong nước dễ chăm sóc
Danh mục các loại cây thủy sinh trồng trong nước dễ chăm sóc
Danh mục các loại cây thủy sinh dễ trồng là loại cây sống trong nước có sức sống mạnh mẽ, thích nghi được với các điều kiện khắc nghiệt mà không bị chết.
Bể thủy sinh mini / Thiết kế thi công bể thủy sinh
1. Cây ráy thủy sinh:
Ráy là một trong các loại cây thủy sinh rất đẹp và thích hợp trồng trong bể thủy sinh, các họ ráy cũng rất đa dạng về chủng loại nên người chơi cũng có rất nhiều sự lựa chọn. Cây ráy rất dễ trồng và không cần nhiều chất dinh dưỡng nên nó thường được cột vào đá hoặc gỗ lũa.
Đặc điểm : Cây ráy phát triển chậm, không nên trồng xuống nền mà cột vào đá , lũa , máy bơm hoặc cột thành khóm thả trôi nổi trong hồ thủy sinh.
Cây ráy dễ trồng cần ít chất dinh dưỡng nhưng do thường bị cột vào lũa nên bạn phải bổ sung phân nước vào trong bể của mình để ráy có thể hút chất dinh dưỡng.
Cây ráy ưa ánh sáng dịu nếu ánh sáng mạnh chiếu trực tiếp vào lá cây sẽ nhạt màu và có thể bị úa hoặc thối lá vì thế nên để ánh sáng dịu hoặc không cho ánh sáng đèn chiếu trực tiếp vào cây ráy.
Ráy có thể sống trong môi trường bán cạn
Lá ráy khi trồng trong bể rất hay bị rêu , tảo bám vào vì thế cần nuôi các loại cá dọn bể như tỳ bà buớm , bống dọn bể để lau sạch lá ráy.
Nhân giống : rất dễ nhân giống ráy bằng cách tách một phần cây ráy ra để ươm nên tách trong nước để tránh tổn thương đến cây. Thường thì ráy nhân giống bằng nuôi cấy mô.
Chủng loại : có rất nhiều loại ráy như : ráy lá nhỏ ; ráy lá vàng , ráy lá tròn , ráy lá to……….
Giá ngoài thị trường giao động từ 30k – 70k/ giỏ. Giỏ đẹp có thể đến 100k
2. Cây dương xỉ thủy sinh :
Dương xỉ cũng là một loại cây thủy sinh dễ trồng nhất . Cũng như ráy dương xỉ thường dược buộc vào lũa hoặc đá không nên trồng trực tiếp xuống nền vì cây không phát triển bộ rế để bám xuống nền nên dễ bị bung hoặc nổi lên mặt nước.
Cây dương xỉ phát triển chậm không ưa ánh sáng nếu ánh sáng quá mạnh dương xỉ sẽ ngừng phát triển
Nhân giống : Dương xỉ sinh sản bằng các hạt nằm phía dưới lá khi lá già các cây con sẽ mọc rễ và phát triển thành cây con ngay trên lá cây mẹ. Vì thế có thể ngắt lá cây có cây con để đem ươm vào giá thể xơ dừa.
3. Rong đuôi chồn
Rong đuôi chồn là một loại cây thủy sinh có tên khoa học Lagarosiphon major (Egeria Densa) rất được nhiều người biết tới trong các sở thích thủy sinh vì nó cũng rất thông dụng trên thị trường.
Là loại cây dễ sống thường được trồng ở hậu cảnh, cây phát triển và sinh sản nhanh trong chiếm hết diện tích của bể vì thế phải thường xuyên cắt tỉa loại cây này.
Chế độ dinh dưỡng không yêu cầu nhiều. Dễ nuôi dễ chăm sóc có thể thả tự do trong nước hoặc cột vào lũa mà không cần cắm xuống nền.
Nhân giống : Nhân giống loại rong đuôi chồn này bằng cách cắt thân cây thành nhiều phần và ươm trong bể ươm cây rong sẽ mọc cây con từ từ các kẽ lá.
4. Cỏ thìa
Cỏ thìa là cây lá xếp, có chiều cao 5 – 15 cm, dễ trồng và chăm sóc. Nó phát triển cao hơn trong vùng ánh sáng yếu, nơi ánh sáng mạnh sẽ không vươn cao và đẻ nhánh mạnh. Không giống như một số cây tiền cảnh khác cần những điều kiện khắt khe, nó là một loại cây tiền cảnh lộng lẫy, dễ dàng cho người mới bắt đầu chơi.
Đặc điểm : Cây cỏ thìa là loại cây có bộ rễ phát triển mạnh nên khi bạn trồng cỏ thìa làm tiền cảnh cho bể thủy sinh của mình thì phân nền phải đủ để cho cây phát triển tránh cho phân nền quá ít sẽ sớm phải setup lại bể .
Cỏ thìa sinh sản phát triển tốt trên cạn hơn dưới nước. Cây cỏ thìa đều được nhân giống và trồng trên cạn sau đó với ngâm xuống nước để ra lá nước vì thế khi mua cỏ thìa về trồng nên chọn mua các loại cây đã ra lá nước dài và mượt như hình trên tránh mua những cây có mới hạ xuống nước đem về trồng vì như thế cây sẽ rất dễ chết khi đột ngột ngâm hẳn xuống nước.
Nhân giống : Cỏ thìa được nhân giống trên cạn cây con sẽ mọc từ gốc của cây mẹ và phát triển thành khóm hoặc cụm và lan dần to ra. Nên trồng ở những nơi ẩm ướt cây sẽ phát triển và lan ra rất nhanh.
5. Cây súng thủy sinh
Cây súng là loại cây của làng quê Việt Nam dễ sống sinh sản và phát triển tốt không cần nhiều dinh dưỡng. Trong hồ thủy sinh nếu có một cây súng sẽ làm cho bạn có cảm giác đang được ở giữa làng quê được ở giữa thiên nhiên thư thái êm đềm, như được về với tuổi thơ.
6.Thủy cúc
Cây Thủy Cúc là dạng cây rất dễ trồng trong hồ cá thủy sinh, phát triển tốt ở điều kiện ánh sáng cao và bể dinh dưỡng nhiều. Nếu bổ sung thêm Co2 cây Thủy Cúc sẽ cho ra lá xanh căn và bung xòe rất đẹp. Với sự tăng trưởng khá cao và sự hấp thụ dinh dưỡng tốt, cây Thủy Cúc còn là ứng viên tuyệt vời cho các hồ thủy sinh bị thừa dinh dưỡng.
Cây thủy cúc phát triển rất nhanh bạn nên trồng ở hậu cảnh và thường xuyên cắt tỉa
7. Cây thủy sinh thanh đản
Cây Thanh Đản xanh là loại cây dễ sống không cần phân nền cây có thể buộc vào lũa hoặc đá. bạn có thể bổ sung phân nước cho cây để cây xanh tốt và ra lá mượt mà hơn
Cây phát triển chậm và cần lượng ánh sáng trung bình
8.Cây thủy sinh lưới mác
Là loại cây sống bán cạn phát triển mạnh ở điều kiện ánh sáng cao, cây được trồng ở hậu cảnh. Cây có thể phát triển mạnh và mọc nhô lên mặt nước
Chế độ dinh dưỡng không cần nhiều bạn có thể bổ sung thêm phân nước để cây ra mượt mà hơn
Các loại trên là các loại cây dễ sống và chăm sóc dễ bạn có thể thử với các loại trên trước khi trồng các loại cây khác chúc bạn thành công
Bạn có thể xem các loại Cây Thủy Sinh https://hoangnguyengreen.com/danh-muc/cay-thuy-sinh-p57 ở đây nhé, cây đẹp lắm, tha hồ mà chọn lựa ahihi
Trả lờiXóa